Chiến lược định giá cao khi tranh thầu

Chiến lược định giá cao khi tranh thầu

Có hai chiến lược định giá cao :

Thứ nhất : người ta muốn định giá cao một cách lâu nhất có thể được nhờ chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối sản phẩm . Cách này đòi hỏi các tiên đề sau : sản phẩm đang xét hầu như chiếm vị trí độc tôn và hệ số biến đổi hệ số giá cả phụ thuộc vào cầu rất nhỏ .

Thứ hai : Người ta muốn định giá cao một thời gian tương đối ngắn . Trong trường hợp này sản phẩm là một loại mới ra đời hấp dẫn đối với thị trường và trong một thời gian ngắn trước mắt chưa có nhiều loại sản phẩm loại này trên thị trường để bán . Do đó người ta cần tranh thủ bán với giá cao . Trong xây dựng chiến lược này co thể áp dụng khi tổ chức xây dựng cũng có một khả năng công nghệ đặc biệt và độc quyền . Khi đó buộc các chủ đầu tư mua với giá cao . Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng có thể áp dụng chiến lược trên cho các sản phẩm và vật liệu xây dựng . Tuy nhiên các công trình xây dựng bằng nguồn vốn của nhà nước . Có một số quy định về mức chi phí cao nhất không được vượt qua .

b. Chiến lược định giá thấp :

­ Khái niệm giá thấp được hiểu là giá nằm dưới mức giá của loại sản phẩm có thể so sánh được , hay ít nhất cũng được khách hàng coi là thấp .Chính sách giá thấp nhằm loại trừ đối thủ hiện có và ngăn ngừa đối thủ mới .

­ Chính sách giá thấp đòi hỏi phải tận dụng năng lực sản xuất và giảm chi phí cho sản phẩm .

Cách thứ nhất : người ta định giá cho một sản phẩm mới đưa vào thị trường thấp xuống để tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ ban đầu và chiếm lĩnh thị trường , sau đó người ta sẽ nâng giá dần lên .

Cách thứ hai : Người ta muốn định giá thấp một cách lâu dài , trong trường hợp này tuy thu lãi ít cho mỗi đơn vị sản phẩm nhưng do khối lượng bán ra nhiều nên tổng số lãi thu được trong một đơn vị thời gian cũng lớn hơn .

Trong xây dựng chiến lược này có thể được áp dụng cho một loại công nghệ nào đó theo tinh thần chiến lược được trình bày ở trên . Trong các cuộc tranh thầu , người ta cũng có thể áp dụng chiến lược giá thấp để thắng thầu , nhưng đòi hỏi phải nắm vững mức chi phí thấp mà mình có thể đạt được cũng như phải có những công nghệ xây dựng có mức chi phí rẻ hoặc có nguồn cung cấp vật liệu xây dựng với chi phí thấp . Ở đây tổ chức xây dựng có thể lấy doanh thu hoà vốn làm giá giới hạn dưới để làm giá tranh thầu . Trong trường hợp này đòi hỏi tổ chức xây dựng phải phân chia khối lượng xây dựng qua các năm tháng hợp lý và tính được chi phí bất biến hợp lý của đơn vị mình để thực hiện các khối lượng xây dựng ấy .

Trinh một số các trường hợp nếu luật lệ cho phép chủ thầu xây dựng có thể phát hiện các bất hợp lý của giải pháp thiết kế của chủ đấu tư và thiết kế ha chi phí xây dựng cho chủ đầu tư . Trên cơ sở đó chủ thầu xây dựng có thể đề nghị chủ đầu tư giao cho mình nhận thầu thi công công trình đang xét .

Cách thứ 3 : Chiến lược giá hoà vốn . Tức là giá bán sản phẩm xây dựng đủ bù đắp toàn bộ chi phí có liên quan đến thi công công trình từ lúc tìm kiếm công trình cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng ; các loại chi phí này là định mức chi phí của nhà thầu . Chiến lược này áp dụng khi thị  trường xây dựng trở nên kho khăn  hoặc doanh nghiệp có chiến lược thâm nhập thị trường mới . Khi vận dụng chiến lược này nhà thầu cần áp dụng phương pháp xác định doanh số hoà vốn trong cách tính giá sản phẩm của mình .

Cách thứ 4 :

Chiến lược giá lỗ vốn . Để tồn tại và phát triển các nhà thầu không thể bán sản phẩm của mình với gía thấp hơn giá thành . Giá thành xây lắp bằng tổng của chi phí vật liệu

+ Chi phí nhân công

+ Chi phí máy xây dựng

+ Chi phí quản lý công trường . Chiến lược giá lỗ vốn tức là nhà thầu đã từ bỏ phần lợi nhuận hoặc phần lợi nhuận

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp .


Article Categories:
Nội Thất - Ngoại Thất
Likes:
0

Comments are closed.